Dịch vụ

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám chuyên khoa Nhi

Tại sao nên xử lý nước thải phòng khám Nhi Nước thải y tế nói chung và nước thải phòng khám chuyên khoa nhi nói riêng là loại nước thải đặc thù, chứa nhiều hóa chất và mầm bệnh, đe dọa nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, ảnh hưởng đến chất lượng đất và đe dọa phát tán dịch bệnh trong cộng đồng. Quy trình xử lý nước thải của hệ thống Để loại bỏ các thành phần độc hại có trong nước thải, hệ thống xử lý thường phải bao gồm các công đoạn cơ bản sau:

Công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại Chất Lượng Nhẩt

Công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại nhất

Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại nhất, tuy nhiên mỗi công nghệ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một số công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại nhất:

  1. Màng lọc ngược (Reverse Osmosis - RO): Đây là phương pháp xử lý nước thải y tế bằng cách sử dụng màng lọc ngược, cho phép tách các chất ô nhiễm khỏi nước, bao gồm cả các hợp chất hữu cơ, vi khuẩn, virus, các chất độc hại, và các ion kim loại nặng. Phương pháp này có khả năng loại bỏ hầu hết các chất độc hại trong nước thải y tế, đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành của công nghệ này rất cao.

  2. Tiêu chuẩn chất lượng nước thải (Wastewater Quality Standard - WWQS): Đây là phương pháp xử lý nước thải y tế bằng cách sử dụng các bộ lọc và hóa chất để loại bỏ các chất độc hại khỏi nước thải. Công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế, với chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so với RO. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ có thể loại bỏ một số chất độc hại, không thể loại bỏ hết các chất độc hại trong nước thải.

  3. Hệ thống vi sinh xử lý nước thải y tế (Biological Wastewater Treatment System - BWTS): Đây là phương pháp xử lý nước thải y tế bằng cách sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất độc hại trong nước thải. Công nghệ này được coi là một phương pháp xử lý nước thải y tế an toàn và hiệu quả với chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn so với RO và WWQS. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là vi sinh vật có thể không đủ mạnh để phân hủy hết các chất độc hại trong nước thải.

Tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng cơ sở y tế, các phương pháp xử lý nước thải.

Vì sao cần Phải cần Công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại nhất

Công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại là cần thiết để giải quyết vấn đề môi trường và sức khỏe công cộng. Nước thải y tế chứa nhiều chất độc hại như thuốc, hóa chất, vi khuẩn, virus và các chất ô nhiễm khác. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải y tế có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và thực vật.

Công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại có thể loại bỏ các chất độc hại và vi khuẩn trong nước thải, đảm bảo rằng nước được tái sử dụng hoặc thải ra môi trường đã được xử lý đúng cách và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại còn giúp giảm thiểu chi phí xử lý nước thải, đồng thời giảm thiểu lượng nước thải được xả ra môi trường. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng nước sạch và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thẩm Mỹ Viện giá Tốt

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thẩm Mỹ Viện

Tìm hiểu về nước thải của thẩm mỹ viện Các nguồn pháp sinh nước thải thẩm mỹ viện bao gồm: Nước thải từ phòng phẫu thuật: chứa lượng lớn chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ đặc trưng bằng chỉ tiêu BOD5, các chất dinh dưỡng đặc biệt là Nito và photpho. Đặc biệt ta quan tâm tới thành phần Nito vì Nito chứa nhiều trong các mẫu hút mỡ… Trong nước thải hàm lượng BOD5 thường dao động từ 250 đến 800 mg/1, phụ thuộc vào loại hình, quy mô và đặc điểm của phòng khám Trong nước thải các cơ sở thẩm mỹ viện, hàm lượng nitơ Amoni thường dao động tù 30 đến 50 mg/l. Các chỉ tiêu vi sinh vật nước thải thẩm mỹ viện và các cơ sở y tế chứa vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là nước thải từ sau bể tự hoại. Nước thải từ tolet: phát sinh từ quá các bồn tiểu nam, xí bệt. Tính chất dòng thải này là nước thải đã được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại ba ngăn. Trong bể tự hoại ba ngăn thì nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao được vi sinh kỵ khí xử lý sơ bộ. Tuy nhiên nước thải sau khi qua hầm tự hoại vẫn còn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm (COD, BOD, Nito, Photphos) rất cao. Lưu lượng nước thải từ toilet thấp. Nước rửa tay: phát sinh từ các bồn rửa tay, nước thoát sàn trong nhà vệ sinh.Tính chất dòng thải này chứa hàm lượng các chất ô nhiễm thấp, lưu lượng nước thải nhiều. Vì vậy khi gom chung dòng nước thải này về hệ thống xử lý tập trung sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B. Sau đây công ty Eclim Việt Nam xin đưa ra quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ bằng phương pháp sinh học, đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 28:2010/BTNMT Quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ viện

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa đạt chuẩn

Xử lý nước thải y tế phòng khám ngày càng được quan tâm bởi các phòng khám hiện nay luôn trong tình trạng quá tải. Nếu như hầu hết các bệnh viện có quy mô lớn đều đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn thì nhiều phòng khám nhỏ lẻ lại chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn hoặc nếu có cũng chỉ là tạm bợ. Tuy lưu lượng không lớn nhưng với số lượng phòng khám lớn như hiện nay thì đây cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cùng Newwater tìm hiểu thêm về hệ thống xử lý nước thải này trong bài viết ngay sau đây nhé! Tính chất cần xử lý của nước thải y tế phòng khám Nước thải y tế có một số thành phần giống như nước thải sinh hoạt, chứa lượng lớn các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ đặc trưng bằng chỉ tiêu BOD5. Trong nước thải hàm lượng BOD5 thường dao động từ 80 đến 250 mg/1, phụ thuộc vào loại hình, quy mô và đặc điểm của BV. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng nitơ và photpho trong nước thải y tế phòng khám cũng khá lớn. Thông thường, hàm lượng nitơ amoni trong nước thải thông thường dao động từ 30 đến 50 mg/I. Tuy nhiên, đối với các phòng khám có đông bệnh nhân, do quá tải trong việc sử dụng khu vệ sinh nên hàm lượng nitơ amoni trong nước đen có thể lên tới 80-120 mg/1, lớn hơn trong nước thải thông thường gấp nhiều lần nên việc xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa là vô cùng cần thiết.

2/ Ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR tách nước sạch Trong ngăn xử lý sinh học hiếu khí có các vi sinh vật hoạt động để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải y tế phòng khám. Người ta sẽ duy trì hoạt động của vi sinh vật bằng cách thổi khí phân tán vào trong bể. Khi đạt đủ thời gian xử lý thích hợp thì nước sạch được tách ra bằng cách hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,1 µm, đảm bảo phần cặn bẩn, bùn, vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học. Nước sạch sau khi được xử lý bằng vi sinh vật và lọc qua màng MBR đạt tiêu chuẩn chất lượng nước đầu ra sẽ được chuyển qua ngăn chứa nước sạch. 3/ Ngăn chứa nước sạch Nước sau khi được xử lý, đạt tiêu chuẩn chất lượng đầu ra sẽ được chứa trong ngăn chứa nước sạch. Ngăn này không chỉ có chức năng chứa nước sạch và còn thuận tiện cho việc kiểm tra và sử dụng nước sạch sau khi xử lý cho mọi hoạt động khác. 4/ Ngăn chứa bùn Sau quá trình xử lý nước thải y tế phòng khám, một lượng bùn cặn đậm đặc trong bể xử lý sinh học sẽ được chuyển bớt qua bể chứa bùn. Sau đó, lắng cặn và tách nước rồi xử lý theo đúng quy định. Trên thực tế, lượng bùn này thường sinh ra không đáng kể.

Máy xử lý nước thải phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt

Máy xử lý nước thải phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt.

Máy xử lý nước thải phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt CHO PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Mã SP: MTS01 Kích thước: 1.000x650x350mm Chất liệu: Inox 304 Công suất điện: 120w Công suất xử lý: 1-2 m3 / ngày đêm và có thể tùy biến theo công suất thực tế. Hoạt động:

Tự động Khử trùng: Có Công nghệ xử lý: Làm thoáng kết hợp lọc áp lực và chặn lọc Tiếng ồn: Không gây tiếng ồn Nước thải sau xử lý đạt loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT Độ bền sử dụng: Trên 20 năm >>> Với thiết kế dạng module hệ thống xử lý nước thải này là lựa chọn số 1 cho các phòng khám nhỏ, phòng nha khoa răng hàm mặt, ...

 

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Nguồn nước thải từ các phòng khám nha khoa, phòng trồng răng chủ yếu phát sinh chủ yếu từ các hoạt động khám chữa bệnh như: trám răng, cạo vôi răng, tẩy trắng răng, nhổ răng, cấy ghép implant, vệ sinh răng miệng và vệ sinh dụng cụ, thiết bị y yế. Đặc trưng của dạng nước thải này là hàm lượng chất hữu cơ cao, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như: tả, li, thương hàn...

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Quy trình xử lý nước thải y tếc cho phòng khám quy mô nhỏ Quy trình xử lý: Nước thải được gom vào bình chứa (Đặt trong máy), tại đây nước được sục khi để xử lý phản ứng hiếu khí, bơm cấp hút đẩy qua bộ lọc chứa vật liệu lọc chứa than hoạt tính, cát, sỏi, ... Khi đó nước sẽ được khử độc tố, loại bỏ tạp chất. Nhờ áp lực của bơm tăng áp đẩy nước chảy qua tiếp bộ lọc xử lý tinh (Chứa màng Ultrafiltration) màng đạt chuẩn quốc tế có thể xử lý hầu hết chất ô nhiễm, vi khuẩn, vi rút có hại cho ra một nguồn nước an toàn thải ra môi trường. Nước sau thải đạt tiêu chuẩn QCVN: 28-2010/BTNMT

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn y Tế

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn

Nước thải nha khoa là gì? Vì sao cần phải xử lý nước thải nha khoa? Nước thải nha khoa ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Hệ thống xử lý nước thải nha khoa được lắp đặt như thế nào?" Bài viết sau đây sẽ làm rõ các vấn đề nêu trên.

Tại sao cần sử dụng hệ thống xử lý nước thải tại phòng khám nha khoa

Để đưa vào hoạt động một phòng khám nha khoa thì cần có rất nhiều yếu tố phải tuân theo nhưng tiêu chí được cấp phép của bộ y tế, trong đó việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn là chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nhằm bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Hiện nay, kinh tế đi lên ngày một đổi mới phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Vì thế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho con người ra đời ngày càng nhiều. Chính vì vậy, các phòng khám nha khoa với quy mô 2 – 5 ghế ra đời phục vụ nhu cầu của con người ngày càng nhiều, nhất là ở các thành phố lớn sau đó là đến các tỉnh lẻ. Trong khi hầu hết các bệnh viện có quy mô lớn đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì các cơ sở nha khoa quy mô nhỏ lại chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải nha khoa.

Do vậy, để đảm bảo hoạt động của các phòng khám không ảnh hưởng tới môi trường, Sở Y tế đã chỉ đạo cơ sở y tế nào muốn xin giấy phép hoạt động hoặc gia hạn giấy phép đều phải có hệ thống xử lý nước thải phòng khám chỉnh nha đạt chuẩn tại cơ sở.

Nguồn gốc phát sinh nước thải phòng chỉnh nha

Nước thải từ máy làm răng, phòng xét nghiệm: Nước thải này có chứa nhiều máu, hợp chất hữu cơ, hóa chất, chất khử trùng, tẩy rửa,… Tính chất dòng thải này chứa nhiều hợp chất hữu cơ, dầ mỡ, các hợp chất Nito, photpho và có nhiều vi sinh vật gây bệnh

Nước thải phát sinh từ hoạt động của nhân viên phòng khám và bệnh nhân: Nước thải này chứa nhiều hợp chất lơ lứng, dầu mỡ phát sinh trong quá trình ăn uống, hợp chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh.

Nước thải chưa qua xử lý tại các phòng khám nha khoa đa số đều bị nhiễm vi sinh và mang mầm bệnh nguy hiểm, do đó cần xử lý triệt để nước thải nha khoa trước khi thải ra môi trường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Công nghệ MBR xử lý nước thải nha khoa

Công nghệ MBR là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reator (Bể lọc sinh học bằng màng)

Nước thải y tế phát sinh từ các hoạt động khám và chữa bệnh sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn về hố thu gom. Tại vị trí hố thu gom được bố trí một bơm nước đặt chìm hoạt động tự động thông qua phao báo mức (nước đầy tự động bơm, nước cạn tự động ngắt) bơm vào hệ thống xử lý nước thải hợp khối bằng công nghệ MBR.

Trong hệ thống xử lý nước thải hợp khối gồm các ngăn bể sau:

- Ngăn điều hòa nước thải: Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh phát sinh không đều theo từng ngày và từng giờ, tùy thuộc vào lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Do đó phải có ngăn điều hòa nước thải để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải sao cho ổn định trước khi bơm vào Ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR.

Tại Ngăn điều hòa nước thải sẽ được bố trí một bơm hoạt động tự động được điều chỉnh lưu lượng thích hợp sao cho lưu lượng nước vào ngăn sinh học ổn định theo đúng công suất xử lý mong muốn.

- Ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR tách nước sạch: Trong ngăn xử lý sinh học hiếu khí có các vi sinh vật hoạt động để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải y tế. Duy trì hoạt động của vi sinh vật bằng cách thổi khí phân tán vào trong bể.

Khi đạt đủ thời gian xử lý thích hợp thì nước sạch được tách ra bằng cách hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,1 µm, đảm bảo phần cặn bẩn, bùn, vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học. Nước sạch sẽ được chuyển qua ngăn chứa nước sạch. Nước sau khi được xử lý bằng vi sinh vật và lọc qua màng MBR đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B.

- Ngăn chứa nước sạch: Nước sạch sau xử lý sẽ được chứa trong ngăn chứa nước sạch. Ngăn này có chắc năng chứa nước sạch để thuận tiện cho việc kiểm tra và sử dụng nước sạch sau xử lý để tuần hoàn rửa ngược màng định kỳ đảm bảo màng hoạt động hiệu quả nhất.

- Ngăn chứa bùn: Một thời gian lượng bùn và cặn trong bể sinh học sẽ nhiều và đậm đặc sẽ được chuyển bớt qua bể chứa bùn, từ đó lắng cặn, tách nước và chuyển đổ bỏ. Tuy nhiên lượng bùn này sinh ra không nhiều và không đáng kể.

 Quy trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa

sơ đồ xử lý nước thải

Sơ đồ cách xử lý nước thải phòng khám nha khoa

 

Ưu điểm của màng MBR

  • Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10-30%…
  • Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
  • Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
  • Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
  • Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli)
  • Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.

Với những phòng khám nha khoa có quy mô lớn, lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm đều cao, do đó, nếu chỉ xử lý qua một công nghệ MBR thì không thể nào làm sạch hết các chất ô nhiễm có trong nước thải

Đối với những phòng khám nha khoa có quy mô lớn, có thể áp dụng công nghệ xử lý theo sơ đồ trên. Ngoài áp dụng công nghệ MBR, trước đó có thể sử dụng thêm phương pháp sinh học kỵ khí và thiếu khí để xử lý nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao, xử lý được Nito, Photpho trong nước thải…Việc xây dựng thêm hai bể kỵ khí và thiếu khí tốn nhiều diện tích và chi phí đầu tư, do đó, đối với các hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa quy mô vài trăm lít, không cần thực hiện phương pháp trên.

Công nghệ xử lý AO xử lý nước thải nha khoa

Công nghệ xử lý AO phù hợp với khoảng 80 % bệnh viện hiện nay vì công nghệ này có hiệu quả xử lý cả BOD, COD, Amoni, Nitrat. Hiệu quả xử lý cao với quy trình xử lý tiên tiến đã giúp công nghệ AO trở lên vượt bậc so với các công nghệ tương đương.

Ưu điểm của màng MBR

  • Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10-30%…
  • Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn
  • Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform
  • Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
  • Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương pháp bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.coli)
  • Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.

Với những phòng khám nha khoa có quy mô lớn, lưu lượng cũng như nồng độ các chất ô nhiễm đều cao, do đó, nếu chỉ xử lý qua một công nghệ MBR thì không thể nào làm sạch hết các chất ô nhiễm có trong nước thải

Đối với những phòng khám nha khoa có quy mô lớn, có thể áp dụng công nghệ xử lý theo sơ đồ trên. Ngoài áp dụng công nghệ MBR, trước đó có thể sử dụng thêm phương pháp sinh học kỵ khí và thiếu khí để xử lý nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao, xử lý được Nito, Photpho trong nước thải…Việc xây dựng thêm hai bể kỵ khí và thiếu khí tốn nhiều diện tích và chi phí đầu tư, do đó, đối với các hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa quy mô vài trăm lít, không cần thực hiện phương pháp trên.

Công nghệ xử lý AO xử lý nước thải nha khoa

Công nghệ xử lý AO phù hợp với khoảng 80 % bệnh viện hiện nay vì công nghệ này có hiệu quả xử lý cả BOD, COD, Amoni, Nitrat. Hiệu quả xử lý cao với quy trình xử lý tiên tiến đã giúp công nghệ AO trở lên vượt bậc so với các công nghệ tương đương.

xử lý nước thải bằng công nghệ AO

 

Nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước thải bằng BTCT được xây dựng để thu nước thải từ các vi trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt đọng luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.

Bể điều hòa các tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước tránh làm sốc tải đối với các hệ thống xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu > 12h đảm bảo nguồn nước luôn ổn định về lưu lượng và nồng độ. Bể điều hòa cũng có tác dụng lắng sơ bộ để lắng toàn bộ các cặn lơ lửng trong nước thải để tránh ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được lắp 2 bơm để bơm nước thải từ bể điều hòa qua bể sinh học thiếu khí (cụm bể xử lý AO).

Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat : NO3– ® N­2­) ra khỏi dòng thải.

Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).

Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể và để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải, sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn. Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (được bơm định lượng bơm và bể khử trùng) để diệt sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 /BTNMT – cột A.

Đối với những bệnh viện lớn việc đầu tư và xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chuẩn đã được lên phương án từ khi lập dự án, còn những bệnh viện hoặc phòng khám nhỏ thì không có đủ điều kiện như vậy bởi phải thuê mặt bằng, phải cải tạo hoặc xây mới mặt bằng nhưng không đủ nguồn tài chính để xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngay từ đầu. Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ môi trường E&C Việt Nam là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các hệ thống xử lý nước thải có quy mô nhỏ có công suất từ 500lít/ngày ==> 20m3/ngày đêm phù hợp với các phòng khám và bệnh viện nhỏ.

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa được công ty công nghệ môi trường E&C Việt Nam thiết kế theo dạng modul hợp khối lên rất thuận tiện cho việc di dời thiết bị hoặc phòng khám có nhu cầu mở rộng công suất thì hệ thống hoàn toàn có thể lắp thêm modul mới để phù hợp với nhu câù thực tại của khách hàng.

0925.345.866

ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN KHUYẾN MÃI